BREAKING NEWS

Category 1

This is default featured slide 1 title

Easy to customize it, from your blogger dashboard, not needed to know the codes etc.

This is default featured slide 2 title

Easy to customize it, from your blogger dashboard, not needed to know the codes etc.

This is default featured slide 3 title

Easy to customize it, from your blogger dashboard, not needed to know the codes etc.

This is default featured slide 4 title

Easy to customize it, from your blogger dashboard, not needed to know the codes etc.

This is default featured slide 5 title

Easy to customize it, from your blogger dashboard, not needed to know the codes etc.

Thử Vị Trí

Phật Giáo Nguyên Thủy

Category 4

Category 5

Các Tu viện, Thiền viện Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới


[*] Trung tâm Buddhamonthon, Thái Lan
[*] Wat Arun, Thái Lan
[*] Wat Benchamabophit, Thái Lan
[*] Wat Bovoranives, Thái Lan
[*] Wat Dhammamongkol, Thái Lan
[*] Wat Indraviharn, Thái Lan
[*] Wat Mahathat, Thái Lan
[*] Wat Marpjan, Thái Lan
[*] Wat Nong Pah Pong, Thái Lan
[*] Wat Pah Baan Taad, Thái Lan
[*] Wat Pah Nanachat, Thái Lan
[*] Wat Pathom Chedi, Thái Lan
[*] Wat Pathum Wanaram, Thái Lan
[*] Wat Pho, Thái Lan
[*] Wat Phra Keow, Thái Lan
[*] Wat Phra That Phanom, Thái Lan
[*] Wat Rong Khun, Thái Lan
[*] Wat Rampoeng, Thái Lan
[*] Các chùa Thái Lan khác
[*] Chùa Ounalom, Campuchia
[*] Chùa Phnom, Campuchia
[*] Chùa Vàng Bạc, Campuchia

[*] Chùa That Luang, Lào
[*] Chùa Sisaket, Lào
[*] Chùa Xiang Thong, Lào

[*] Chùa Shwedagon, Miến Điện
[*] Thiền viện Mahasi, Yangon, Miến Điện
[*] Thiền viện Pa-Auk, Miến Điện
[*] Thiền viện Panditarama, Miến Điện
[*] Thiền viện Panditarama HMG, Miến Điện
[*] Thiền viện Shwe Oo Minh, Miến Điện

[*] Buddhist Publication Society, Sri Lanka
[*] Chùa Vajiraramaya, Colombo, Sri Lanka
[*] Chùa Kalutara, Sri Lanka
[*] Chùa Kelaniya, Sri Lanka
[*] Chùa Devram, Sri Lanka
[*] Chùa Gangaramaya, Sri Lanka
[*] Chùa Seema Malaka, Sri Lanka
[*] Chùa Jayawardhanaramaya, Sri Lanka
[*] Chùa Machimmaram, Malaysia
[*] Buddhist Maha Vihara, Malaysia
[*] Thiền viện Bhaddekaratta, Malaysia

[*] Chùa Ladakh, Ấn Độ
[*] Chùa Po-Lin (Bửu Liên), Hongkong
[*] Chùa Vạn Phật Thành, Hongkong
[*] Wat Luang Sipsongpanna, Vân Nam, Trung Quốc

[*] Tu viện Amaravati, Anh quốc
[*] Tu viện Santidhamma, Anh quốc
[*] Tu viện Santacittarama, Ý
[*] Tu viện Muttodaya, Đức quốc

[*] Tu viện Abhayagiri, Hoa Kỳ
[*] Tu viện Metta, Hoa Kỳ
[*] Wat Thai LA, Hoa Kỳ
[*] Wat Florida Dhammaram, Hoa Kỳ
[*] Wat Khemara Buddhikaram, Hoa Kỳ
[*] Bhavana Society, Hoa Kỳ
[*] Chùa Vạn Phật Thành, Hoa Kỳ

[*] Tu viện Santi, Australia
[*] Tu viện Bodhi, Australia
[*] Tu viện Bodhinyana, Australia
[*] Tu viện Sunnataram, Australia

[*] Tu viện Bodhinyanarama, New Zealand
[*] Tăng Y trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy

Địa chỉ các chùa PG Nguyên Thủy tại Việt Nam

Danh sách các chùa Nam tông ở Việt Nam còn thiếu rất nhiều, rất mong bạn đọc comment đóng góp thêm bên dưới cho đủ. vui lòng ghi rõ tên, địa chỉ... Xin cảm ơn 


Thành phố Sài Gòn:
[*] Chùa Nguyên Thủy, Quận 2
[*] Chùa Kỳ Viên, Quận 3
[*] Chùa Chantarangsay, Quận 3
[*] Chùa Siêu Lý, Quận 6
[*] Chùa Trúc Lâm, Quận 6
[*] Chùa Bồ Đề (Tân Quy), Quận 7
[*] Chùa Giác Quang, Quận 8
[*] Chùa Bửu Long, Quận 9
[*] Xá Lợi Phật Đài, Quận 9
[*] Chùa Nam Tông, Bình Chánh
[*] Chùa Tăng Bảo, Bình Chánh
[*] Chùa Pháp Quang, Bình Thạnh
[*] Chùa Pháp Luân, Gò Vấp
[*] Chùa Phổ Minh, Gò Vấp
[*] Chùa Từ Quang, Gò Vấp
[*] Chùa Thanh Minh, Phú Nhuận
[*] Chùa Bửu Thắng, Tân Bình
[*] Chùa Diệu Quang, Tân Bình
[*] Chùa Phật Bảo, Tân Bình
[*] Chùa Pothivong, Tân Bình
[*] Chùa Bửu Quang, Thủ Đức
[*] Chùa Bửu Hạnh, Thủ Đức
[*] Chùa Bát Chánh Đạo, Thủ Đức
[*] Chùa Trúc Lâm, Hóc Môn
Thành phố Hà Nội:
[*] Chùa Nội Phật, Sóc Sơn
An Giang:
[*] Chùa Xvây-Tôn
[*] Chùa Sôm-Xây
[*] Chùa Tức-Pốt
[*] Chùa Sim Minh Na Ram
[*] Chùa Xoài Check
Bà Rịa - Vũng Tàu:
[*] Chùa Bồ Ðề
[*] Chùa Hộ Pháp
[*] Chùa Phước Hải
[*] Chùa Tam Bảo
[*] Bồ Đề Tịnh xá
[*] Chùa Thiền Lâm - Thích Ca Phật Đài
[*] Chùa Nam Sơn
[*] Chùa Phật Quang, Bà Rịa
[*] Chùa Viên Không, Bà Rịa
Bến Tre:
[*] Chùa Tâm Thành
Bình Dương:
[*]
 Chùa Thanh Long, Bình Dương
Bình Định:
[*]
 Chùa Phước Quang, Tuy Phước
Bình Phước:
[*]
 Chùa Tam Bảo, An Lộc
[*] Chùa Tứ Phương Tăng, Xa Trạch
Bình Thuận:
[*]
 Chùa Phước Quang, Tuy Phước
Cà Mau:
[*] Chùa Monivongsa Bopharam
Cần thơ:
[*] Chùa Munirangsay, Tp Cần Thơ
[*] Chùa Pitukhorangsay, Tp Cần Thơ
[*] Tịnh thất Siêu Lý
[*] Chùa Bửu Pháp, Tp Cần Thơ
[*] Chùa Pothysomrong, Ô Môn
[*] Chùa Sanvorpothinhen, Ô Môn
Đaklak:
[*] Chùa Phổ Quang
Đồng Nai:
[*] Chùa Bửu Đức, Biên Hòa
[*] Chùa Phước Huệ, Định Quán
[*] Chùa Thái Hòa, Định Quán
[*] Chùa Từ Thiện, Định Quán
[*] Chùa Linh Phú, Tân Phú
[*] Chùa Cồ Đàm, Long Thành
[*] Chùa Ngọc Đạt, Long Thành
[*] Chùa Phước Hộ, Long Thành
[*] Chùa Phước Huệ, Long Thành
[*] Chùa Phước Sơn, Long Thành
[*] Chùa Phước Quang, Long Thành
[*] Chùa Quang Minh, Long Thành
[*] Chùa Quảng Nghiêm, Long Thành
[*] Chùa Tam Phước, Long Thành
[*] Chùa Thiền Quang I, Long Thành
[*] Chùa Thiền Quang II, Long Thành
[*] Chùa Y Sơn, Long Thành
[*] Chùa Ngọc Thạnh
Khánh Hòa:Huế:
[*] Chùa Như Ý
[*] Thiền trang Viên Hòa, Nha Trang
[*] Chùa Thiền Lâm
[*] Chùa Huyền Không I
[*] Chùa Huyền Không II (Sơn Thượng)
[*] Chùa Tăng Quang
[*] Chùa Pháp Luân
[*] Chùa Định Quang
Kiên Giang:
[*] Chùa Phật Lớn, Tx Rạch Giá
[*] Chùa Rạch Sỏi, Tx Rạch Giá
[*] Chùa Láng Cát, Tx Rạch Giá
[*] Chùa Thôn Dôn, Tx Rạch Giá
[*] Chùa Khlang Ông, Minh Lương
[*] Chùa Gò Đất, Minh Lương
[*] Chùa Khoen-ta-tưng, Minh Lương
[*] Chùa Chắc-kha-cú, Minh Lương
[*] Chùa Khlang Mương, Minh Lương
[*] Chùa Sóc Ven, Gò Quau
[*] Chùa Rạch Tía, Gò Quau 
[*] Chùa Đây Ông, Giồng Riềng
[*] Chùa Sóc Xoài, Sóc Sơn
[*] Chùa Ba Trại, Hòn Chông
[*] Chùa Thiên Trúc (Phật Lớn), Hà Tiên
[*] Chùa Chòn Chuối, Hòn Đất
[*] Chùa Kinh 12, Hòn Đất
[*] Chùa Thứ Năm, An Biên
[*] Chùa Xã Xiêm cũ, Bình An
[*] Chùa Xã Xiêm mới, Bình An
[*] Chùa Núi Trầu, Kiên Lương
Lâm Đồng:Quảng Nam - Đà Nẳng:
[*] Chùa Bửu Sơn[*] Chùa Tam Bảo, Đà Nẳng
[*] Chùa Nam Quang, Hội An
Sóc Trăng:
[*] Chùa Kh'Leang, Tx Sóc Trăng
[*] Chùa Somrong, Tx Sóc Trăng
[*] Chùa Mã Tộc (Chùa Dơi, Mahatúp), Tx Sóc Trăng
[*] Chùa Pro-Len (Ba Leng), Mỹ Tú
[*] Chùa Chông Nô, Mỹ Tú
[*] Chùa Buon-pres-phek (Bốn Mặt), Mỹ Tú
[*] Chùa Tát Giồng, Mỹ Xuyên
[*] Chùa Bãi Xàu, Mỹ Xuyên
[*] Chùa Trà Kuôn (Chín Cửa), Mỹ Xuyên
[*] Chùa Tà Mơn, Mỹ Xuyên
[*] Chùa Bưng-tôn-sa, Mỹ Xuyên
[*] Chùa Nhu Gia, Mỹ Xuyên
[*] Chùa Salon (Chùa Chén Kiểu), Mỹ Xuyên
Tây Ninh:
[*] Chùa Trà Ốt
[*] Chùa Hiệp Phước (Ta-lơi)
[*] Chùa Pa-ma
[*] Chùa Khe-đon
[*] Chùa Chumrub
[*] Chùa Soài (Sab-rất)
Tiền Giang:Trà Vinh:
[*] Chùa Pháp Bảo, Mỹ Tho
[*] Chùa Phước Hải, Tân Hiệp
[*] Chùa Đông Phương, Cai Lậy
[*] Chùa Linh Cổ, Huyện Châu Thành
[*] Chùa Sam-rông Ek  
[*]
 Chùa Angorajapuri (Âng, Ao Bà Om)
[*] Chùa Hang
[*] Chùa Bến Có
[*] Chùa Kỳ La
[*] Chùa Ông Mẹt
[*] Chùa Pôthibân
Vĩnh Long:
[*] Chùa Siêu Lý
[*] Chùa Viên Giác
[*] Chùa Mangalasangha
[*] Chùa Ngọc Đăng
[*] Chùa Sua-Sa Đây-Đol-O (Chùa Giữa)
[*] Chùa Gia Kiến

I- Ðịa chỉ chùa Nam Tông tại Sài Gòn

QUẬN 2

1) CHÙA NGUYÊN THỦY
33-A đường 10, Khu Phố 1
Phường Cát Lái, Q. 2,
TP. HCM
ÐT: 08. 742 0214; 0918. 325 769
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP CHẤT
QUẬN 3

2) CHÙA KỲ VIÊN
610 Nguyễn Ðình Chiểu, Phường 3, Q. 3,
TP. HCM
ÐT: 08. 832 5522; 830 0845; 830 5135; 830 0846; 0903. 870 370
Trụ trì: Tỳ khưu TĂNG ÐỊNH
3) CHÙA CHANDARAMSYA (Khmer)
164/235 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Q. 3,
TP. HCM
ÐT: 08. 843 5359
Trụ trì: Tỳ khưu DANH LUNG (Ekasuvanna)
QUẬN 6

4) CHÙA TRÚC LÂM (Quận 6)
570/10 Hùng Vương, Phường 12, Q. 6,
TP. HCM
ÐT: 08. 876 3324
Trụ trì: Tỳ khưu PHÚC HỶ
5) CHÙA SIÊU LÝ (Phú Định)
241-B/44/37 Nguyễn Văn Luông, Phường 11, Q. 6,
TP. HCM
ÐT: 08. 876 1635 - 08. 876 7570 - 08. 876 7614 - 0903. 856 825
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP NHIÊN
QUẬN 7

6) CHÙA BỒ ÐỀ (Tân Quy)
6B/1 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Q. 7,
TP. HCM
ÐT:
Trụ trì: Tỳ khưu PHƯỚC ĐỨC
QUẬN 8

7) CHÙA GIÁC QUANG
47 Lương Văn Can, Phường 15, Q. 8,
TP. HCM
ÐT: 08. 8 549.247
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN ÐẠT
QUẬN 9

8) XÁ LỢI PHẬT ÐÀI
246/5 Vĩnh Thuận, Phường Long Bình, Q. 9,
TP. HCM
ÐT: 08. 8870 211 - 08. 8870 212 - 090. 604 882
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN NHÂN
9) CHÙA KIỀU ÐÀM
Ấp Cây Dầu, Phường Tân Phú, Q. 9,
TP. HCM
ÐT: 08. 8961 696
Trụ trì: Tỳ khưu NHẬT THIỆN
10) CHÙA BỬU LONG
81/1 Hương lộ 33, Ấp Thái Bình, Phường Long Bình, Q. 9,
TP. HCM
ÐT: 08. 889 7653
Trụ trì: Tỳ khưu VIÊN MINH
Q. BÌNH THẠNH

12) CHÙA PHÁP QUANG
414/17 Nơ Trang Long, Phường 13, Q. Bình Thạnh,
TP. HCM
ÐT: 08. 8432 913
Trụ trì: Tỳ khưu MINH GIÁC
Q. GÒ VẤP

13) CHÙA PHÁP LUÂN
19/1C Nguyễn Thái Sơn, Q. Gò Vấp,
TP. HCM
ÐT: 08. 9850 748 - 08. 8956 514
Trụ trì: Tỳ khưu PHƯỚC HẢI
14) CHÙA PHỔ MINH
2 Thiên Hộ Dương, Phường 1, Q. Gò Vấp,
TP. HCM
ÐT: 08. 8945 049 - 0903. 951 075
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN TÂM
15) CHÙA TỪ QUANG
63 Trần Bình Trọng, Phường 1, Q. Gò Vấp,
TP. HCM
ÐT: 08. 8931 499
Trụ trì: 
16) Chùa THANH MINH
90 Trần Huy Liệu,
Phường 15, Quận Phú Nhuận,
Sài Gòn, Việt Nam
ĐT: 08. 8457 792
Trụ trì: Tỳ khưu THANH MINH
Q. TÂN BÌNH

17) CHÙA DIỆU QUANG
100 Trần Văn Quang. Phường 10, Q. Tân Bình,
TP. HCM
ĐT: 08. 9742 304
Trụ trì: Tu nữ DIỆU TÂM (Sư cô HIỀN)
18) CHÙA PHẬT BẢO
57 Lạc Long Quân, Phường 10, Q. Tân Bình,
TP. HCM
ÐT: 08. 8640 285 - 0913. 977 727
Trụ trì: Tỳ khưu CHÁNH NIỆM
19) CHÙA BỬU THẮNG
126/331 Ðường Cao Vân, Phường 18, Q. Tân Bình,
TP. HCM
ÐT:
Trụ trì: Tỳ khưu HỘ CHƠN
20) CHÙA BODHIVAMSA POTHI VONG (Khmer)
1985B Hồng Lạc, Phường 10, Q. Tân Bình,
TP. HCM
ÐT: 08. 9710 131
Trụ trì: Tỳ khưu TĂNG NGỌC AN (Pannasaro)
Q. THỦ ÐỨC

21) CHÙA BỬU QUANG
171/10 QL. 1A, Tổ 8, Khu phố 3,
Ấp Gò Dưa, Phường Bình Chiểu, Q. Thủ Ðức,
TP. HCM
ÐT: 08. 3729 0248; 0903. 870 370
Quản tự: Tỳ khưu THIỆN MINH
22) CHÙA BỬU HẠNH (Tịnh thất Cây Mít Nài)
Tổ 8, Khu phố 3, Ấp Gò Dưa, Phường Bình Chiểu,
Q. Thủ Ðức, TP. HCM
23) CHÙA BÁT CHÁNH ĐẠO
16/12A Đường số 12, Khu phố 4,
Phường Tam Bình, Q. Thủ Đức
Trụ trì: Tỳ khưu MINH TẤN
Huyện BÌNH CHÁNH

24) CHÙA NAM TÔNG
220/110/166/1, Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh,
TP. HCM
ÐT: 08. 8754 246 - 08. 8858 099
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN HẠNH
25) CHÙA TĂNG BẢO
D3/1D Ấp 4, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh,
TP. HCM
ÐT: 08. 7650 521 - 0908. 432 930, 01688 925 246
Trụ trì: Tỳ khưu BỬU MINH
Huyện HÓC MÔN

26) TỊNH XÁ TRÚC LÂM (Hóc Môn)
18/1 Ấp Xuân Thới Ðông, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn,
TP. HCM
ÐT: 08. 710 8863; 883 0110
Trụ trì: Tỳ khưu TRÍ MINH
-ooOoo-

 II- Ðịa chỉ chùa Nam Tông tại các nơi khác

AN GIANG
CHÙA SÔM XÂY
Ấp Phú Thọ, Xã Ô Lâm,
Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang.
ĐT: 076 272135
Trụ trì: Tk. Châu Xiếp
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
1) CHÙA THIỀN LÂM (THÍCH CA PHẬT ÐÀI)
4/7 Trần Phú, Phường 5, TP. Vũng Tàu,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT: 064. 834 418
Trụ trì: Hòa thượng KIM MINH
2) CHÙA BỒ ÐỀ (Vũng Tàu)
25 Vi Ba, Phường 1, TP. Vũng Tàu,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT: 064 510450 - 09003. 645 916
Trụ trì: Tỳ khưu CHÁNH MINH
3) TAM BẢO THIỀN ÐƯỜNG
72 Vi Ba, Phường 1, TP. Vũng Tàu,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT:
Trụ trì: Tỳ khưu THẮNG PHƯỚC
4) CHÙA PHƯỚC HẢI (Vũng Tàu)
38 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 2, TP. Vũng Tàu,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT: 064. 854 664
Trụ trì: Tỳ khưu MINH HẠNH
5) CHÙA HỘ PHÁP
610/2A Trần Phú, Phường 5, TP. Vũng Tàu,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT: 064. 832 575 - 091. 700 688
Trụ trì: Tỳ khưu GIÁC TRÍ
6) CHÙA NAM SƠN (Giri Dakkhinasattharama)
33/18 Tổ 29, Khóm Bình Sơn,
Đường Trần Xuân Độ, Phường 6,
TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ĐT: 064. 562 355
Trụ trì: Tỳ khưu Quách Thành Sattha (Cittapanno)
7) THIỀN ÐƯỜNG PHẬT QUANG
KP 5, Phường Phước Hưng, Thị xã Bà Rịa,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT: 064. 827 138 - 091. 700 688
Trụ trì: Tỳ khưu GIÁC TRÍ
8) THIỀN VIỆN VIÊN KHÔNG
Khu 2, Ấp 4, Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành,
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
ÐT: 064 948 533 - 0913. 886 778; 0903 058 315
Trụ trì: Tỳ khưu HỘ PHÁP
BẾN TRE
Chùa Tâm Thành
Xã Quới Thạnh, Huyện Châu Thành
Tỉnh Bến Tre
ĐT: 
075. 623 200 - DĐ : 0917 850 526
BÌNH DƯƠNG

1) CHÙA THANH LONG
42/23 Ấp Tân Lập, Phường Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một,
Tỉnh Bình Dương
ÐT:
Trụ trì:
2) TỊNH THẤT PHƯỚC MINH
Tỉnh Bình Dương
Trụ trì:
3) CHÙA KIM QUANG
Tỉnh Bình Dương
Trụ trì: Tỳ khưu TUỆ PHÁP
BÌNH ÐỊNH
CHÙA PHƯỚC QUANG
Thôn Vạn Quang, Xã Phước Quang, Huyện Tuy Phước,
Tỉnh Bình Ðịnh
ÐT: 0651. 616 007
Trụ trì: Tỳ khưu ĐỨC TÂM
BÌNH PHƯỚC
1) CHÙA TỨ PHƯƠNG TĂNG
Xã Phước An, Ấp Xa Trạch, Huyện Bình Long,
Tỉnh Bình Phước
ÐT:
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN HÒA
2) TAM BẢO THIỀN ÐƯỜNG
Trụ Thơ, KP Phú Bình
Thị Trấn An Lộc, Huyện Bình Long,
Tỉnh Bình Phước
ÐT: 0651. 666 653 - 091. 722 183
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN TRÍ
BÌNH THUẬN
CHÙA BÌNH LONG
Phường Đức Long, TP. Phan Thiết
Tỉnh Bình Thuận
ĐT: 062. 816 673, 0908. 382 223
Trụ trì: Tỳ khưu TRÍ PHƯỚC
CẦN THƠ

TỊNH THẤT SIÊU LÝ (Thốt Nốt)
Huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
ÐT: 071. 644 376
Trụ trì: Tu nữ NGỌC DUYÊN
 ÐÀ NẴNG

CHÙA TAM BẢO
323 Phan Chu Trinh, Phường Bình Thành,
TP. Ðà Nẵng.
ÐT: 051. 1879 629
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP CAO
ĐAK LAK
Chùa PHỔ QUANG
Thôn 1, Xã Quãng Tiến, Huyện Cưm-gar,
Tỉnh Đaklak.
ĐT: 0935 - 330 199
Trụ trì: Tỳ khưu TÂM ĐỊNH
ÐỒNG NAI

1) CHÙA BỬU ÐỨC
C-61-A, Phường Bửu Long, TP. Biên Hòa,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 952 320 - 0913. 684 564
Trụ trì: Tỳ khưu GIÁC CHÁNH
2) CHÙA THIỀN QUANG 1
Ấp 8, Xã Bình Sơn, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 845 027
Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN PHÁP
3) CHÙA THIỀN QUANG 2
219 Ấp 3, Xã An Phước, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 845 366 - 0918. 902 099
Trụ trì: Tỳ khưu CHÍ TÂM
4) CHÙA CỒ ÐÀM
120 Ấp 8, Xã An Phước, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 0903. 856 857 - 0903. 608 823
Trụ trì: Tỳ khưu CHƠN THIỆN
5) CHÙA NGỌC ÐẠT
Ấp Ðông, Xã Phước Tân, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 831 630
Trụ trì: Tỳ khưu TRÍ ÐỨC
6) CHÙA PHƯỚC HỘ
Tổ 21, Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 0918. 342 115
Trụ trì: Tỳ khưu MINH HUỆ
7) THIỀN VIỆN PHƯỚC SƠN
Ðồi Lá Giang, 368 Suối Tân Cang,
Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 967 234 - 061. 967 237 - 0913. 940 683 - 0913. 629 860
Trụ trì: Tỳ khưu BỬU CHÁNH
8) CHÙA Y SƠN
Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT:
Trụ trì: Tỳ khưu PHƯỚC QUANG
9) CHÙA TAM PHƯỚC
247 K II, Ấp Long Khánh 1, Xã Tam Phước, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 511 590 - 0903. 856 854
Trụ trì: Tỳ khưu CHÁNH ÐỊNH
10) CHÙA PHƯỚC HUỆ (Long Thành)
311/9 QL 51, Khu Cầu Xeo, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 845 502
Trụ trì: Tỳ khưu TÂM HỶ
11) CHÙA QUANG MINH
Ấp 1, Xã Long An, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 845 872
Trụ trì:
12) CHÙA QUẢNG NGHIÊM
Ấp Ðông, Xã Phước Tân, Huyện Long Thành,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 832 713 - 0903. 880 456
Trụ trì: Tỳ khưu TUỆ QUYỀN
13) CHÙA PHƯỚC QUANG
Ấp 1, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhơn Trạch,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 848 141
Trụ trì: Tỳ khưu CHƠN QUANG
14) CHÙA THÁI HÒA
Km 112, Ấp Hiệp Nhất, Huyện Ðịnh Quán,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 852 810
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP TÂN
15) CHÙA PHƯỚC HUỆ (Ðịnh Quán)
Km 90, Ấp Cây Xăng, Xã Phù Tức, Huyện Ðịnh Quán,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 639 598
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP HUYỀN
16) CHÙA TỪ THIỆN
Km 90, Ấp Ðồn Ðiền 1, Xã Túc Trưng, Huyện Ðịnh Quán,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 639 899
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP ĐĂNG
17) CHÙA LINH PHÚ
Km 139, Quốc Lộ 20, Xã Phú Sổ, Huyện Tân Phú,
Tỉnh Ðồng Nai
ÐT: 061. 858 101
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP CĂN
HÀ NỘI
Chùa NỘI PHẬT
Thôn Nội Phật, Xã Mai Đình, Huyện Sóc Sơn,
Tp Hà Nội
Trụ trì: Tỳ khưu Minh Từ 
HUẾ
1) CHÙA TĂNG QUANG
2/3 Nguyễn Chí Thanh, Phường Phú Hiệp,
TP. Huế
ÐT: 054. 531 091
Trụ trì: Tỳ khưu MINH CHÁNH
2) CHÙA HUYỀN KHÔNG
Hương Hộ, Hương Trà,
TP. Huế
ÐT: 054. 550 138 , 0913. 457 006
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP TÔNG
3) CHÙA HUYỀN KHÔNG Sơn Thượng
Hương Hộ, Hương Trà,
Thừa Thiên Huế
Trụ trì: Tỳ khưu GIỚI ĐỨC
4) CHÙA THIỀN LÂM
Thượng 2, Xã Thủy Xuân, Phường Hương Thủy,
TP. Huế
ÐT: 054. 836 081
Trụ trì: Tỳ khưu HỘ TỊNH
5) CHÙA PHÁP LUÂN
(Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa)
3 Lê Quý Đôn
Thành phố Huế
ĐT: 054. 815 161
Trụ trì: Tỳ khưu TUỆ TÂM
6) CHÙA ĐỊNH QUANG
Xã Thủy Phương, Huyện Hương Thủy
Thừa Thiên Huế
Trụ trì: Tỳ khưu CHƠN HỮU
KHÁNH HÒA
1) TINH THẤT NHƯ Ý
Núi Sạn, Tây Nam 1, Vĩnh Hải,
TP Nha Trang
ÐT: 058. 833 825; 0905. 153 647
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP TÂM
2) Thiền trang VIÊN HÒA
Tổ 4, Thôn Cát Lợi, Xã Vĩnh Hương
TP Nha Trang
ĐT: 01699 460 309
Quản tự: Sc TỊNH HỶ
KIÊN GIANG
1) CHÙA THIÊN TRÚC (Chùa Phật Lớn)
Ðường Phương Thành, KP 4,
Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên,
Tỉnh Kiên Giang.
ÐT: (077) 3852 993; 0983 830 024
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP HẢO
2) CHÙA LÁNG CÁT RATANARANGSI (Khmer)
KP4, Phường Vĩnh Lạc,
Thị xã Rạch Giá
ĐT: 077. 863 786
Trụ trì: Hòa thượng DANH NHƯỜNG
3) CHÙA SURIVANSA SURIYA (Khmer)
36 Cao Thắng, KP 3,
Phường Vĩnh Lợi, Huyện Rạch Sỏi,
Thị xã Rạch Giá
ĐT: 077. 864 270; 0913 790 192
Trụ trì: Tỳ khưu DANH DĨNH
4) CHÙA SÓC XOÀI RAJAKUSALA BOMPENHJAYA (Khmer)
Xã Sóc Sơn, Huyện Hòn Đất
Tỉnh Kiên Giang
ĐT: 077. 842 741
Trụ trì: Tỳ khưu DANH PHẢN
LÂM ĐỒNG
CHÙA ĐỊNH QUANG
Thôn Phú Thạnh, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Đức Trọng
Tỉnh Lâm Đồng
ĐT: (063) 622 257
Trụ trì: Tỳ khưu Pháp Lực
QUẢNG NAM
1) CHÙA NAM QUANG
93 Cửa Đại, Thị xã Hội An,
Tỉnh Quảng Nam.
ĐT: 0510. 862 660
Trụ trì: Tỳ khưu HUỆ ĐỨC
2) CHÙA THÁI BÌNH
Xã Điện Phước, Huyện Điện Bàn,
Tỉnh Quảng Nam.
SÓC TRĂNG
1) CHÙA KH'LEANG (Khmer)
71 đường Lương Định Của (Mậu Thân)
Thị xã Sóc Trăng
ĐT: 079. 821 340
Trụ trì: Tỳ khưu TĂNG NÔ
2) CHÙA MAHATUP (Chùa Dơi, Mã Tộc) (Khmer)
73-B đường Lê Hồng Phong, Phường 3,
Thị xã Sóc Trăng
TIỀN GIANG

1) CHÙA PHÁP BẢO
44/448 Lý Thường Kiệt,
Phường 5, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang
ÐT: 073. 878 169 - 073. 878 168
Trụ trì: Tỳ khưu BỬU HIỀN
2) CHÙA PHƯỚC HẢI (Tân Hiệp)
261/4 Ấp Rẩy, Thị trấn Tân Hiệp, Huyện Châu Thành
Tỉnh Tiền Giang
ÐT: 073. 831 066
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP NGỘ
3) CHÙA ÐÔNG PHƯƠNG
QL 1, số 317, Khu 5,
Thị trấn Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang
ĐT: 073. 916 722
Trụ trì: Tỳ khưu CHÍ THÀNH
4) CHÙA LINH CỔ
Ấp Thân Hoà, Thân Cửu Nghĩa,
Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang
ĐT: 073. 3934 777 - 0918 609 435
Trụ trì: Tỳ khưu PHÁP GIỚI
TRÀ VINH

1) CHÙA BỬU CHÂU
70 Lý Tự Trọng, Phường 4, Thị xã Trà Vinh,
Tỉnh Trà Vinh
Trụ trì: Tỳ khưu NGỌC GIAO
2) CHÙA SAMRONG-EK
Quốc lộ 53, Khóm 6, Phường 8,
Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
ĐT: 074. 842 168
Trụ trì: Tỳ khưu SANTIPALO HỘ TỊNH (Thạch Kim Ngân)
3) CHÙA ANGORAJAPURI (Chùa Ang, Ao Bà Om)
Quốc lộ 53, Khóm 4, Phường 8,
Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh
ĐT: 
074. 842 062; 0913. 659 376
Trụ trì: Hòa thượng CANDASIRI NGUYỆT QUANG (Thạch Sóc Sang)
4) CHÙA KAMPONGNIGRODHA KOMPONG CHRÂY (Chùa Hang)
Khóm A, Thị trấn Châu Thành,
Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh
ĐT: 074. 872 579
VĨNH LONG


1) CHÙA VIÊN GIÁC
50/5 Trần Phú, Phường 4, Thị xã Vĩnh Long,
Tỉnh Vĩnh Long
Trụ trì: Tu nữ THÁNH TRÍ
2) CHÙA SIÊU LÝ (Vĩnh Long)
162/8 Ðường 14-9, Phường 5, Thị xã Vĩnh Long,
Tỉnh Vĩnh Long
ÐT: 070. 823 885
Trụ trì: Tỳ khưu GIÁC SƠN
3) CHÙA BỬU QUANG (Vĩnh Long)
Xã Mỹ Thanh Trung, Thị trấn Tam Bình,
Tỉnh Vĩnh Long
4) CHÙA HẠNH PHÚC TĂNG SANGHAMANGALA
Ấp Trung Trạch, Xã Trung Thành, Huyện Vũng Liêm,
Tỉnh Vĩnh Long
5) TỊNH XÁ NGỌC ĐĂNGẤp Phú Tiên, Xã Trung Nghĩa, Huyện Vũng Liêm,
Tỉnh Vĩnh Long
ĐT: (070) 871 518
Trụ trì: Tỳ khưu Minh Thảo

Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam

Đạo Phật truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ Công Nguyên [1]. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Việt Nam đã thành lập được một trung tâm Phật Giáo quan trọng trong vùng, thường được gọi là trung tâm Phật Giáo Luy Lâu, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, phía bắc thành phố Hà Nội. Luy Lâu là thủ đô của xứ Giao Chỉ, tên cũ của Việt Nam, và là một trạm nghỉ chân quen thuộc của các nhà truyền giáo đạo Phật người Ấn Độ, trên hành trình sang Trung Hoa theo đường biển của các thương gia Ấn đi từ bán đảo Ấn Độ. Một số kinh điển Đại Thừa và A-hàm đã được dịch sang Hoa văn tại đó, chẳng hạn như kinh Tứ Thập Nhị Chương, An Ban Thủ Ý, Kinh Bổn Sanh, Kinh Mi-lan-đa Vấn Đạo, v.v.



Trong 18 thế kỷ kế tiếp, vì điều kiện địa lý gần Trung Hoa và hai lần lệ thuộc xứ nầy, Việt Nam và Trung Hoa có chung nhiều sắc thái di sản văn hóa, triết học và tôn giáo. Phật Giáo VN phản ánh nhiều ảnh hưởng của các phát triển hệ Đại Thừa tại Trung Hoa, với các tông phái Thiền, Tịnh và Mật.

Phần đất phía nam của Việt Nam ngày nay đầu tiên có người Chàm và Cam Bốt (Khơ-me) trú ngụ, và họ theo cả hai truyền thống Đại Thừa Ấn Độ và Phật Giáo Nguyên Thủy, mặc dù có lẽ là người Chàm đã theo truyền thống Nguyên Thủy từ thế kỷ 3 CN và người Cam Bốt chỉ bắt đầu theo Nguyên Thủy vào thế kỷ 12 [2]. Người Việt bắt đầu xâm chiếm và thu nhập phần đất nầy vào thế kỷ 15, và đến thế kỷ 18, hình dạng của quốc gia Việt Nam như hiện nay được hoàn tất. Từ đó, sắc tộc Việt theo Phật Giáo Đại Thừa, trong khi sắc tộc Khơ-me theo truyền thống Nguyên Thủy, cả hai truyền thống nầy cùng chung nhau hiện hữu an hòa.

Trong thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam có nhiều phong trào hồi sinh và canh tân các hoạt động Phật Giáo. Song song với sự chỉnh đốn các tổ chức Đại Thừa còn có nhiều chú tâm đến các hoạt động của truyền thống Nguyên Thủy, về hành thiền và các kinh sách dựa theo kinh tạng Pali, nhưng viết bằng tiếng Pháp. Trong số những người tiền phong truyền bá đạo Phật Nguyên Thủy vào Việt Nam có một vị bác sĩ thú y trẻ tên là Lê Văn Giảng. Ông sinh ra ở miền Nam, nhưng đi học ở Hà Nội, và sau khi tốt nghiệp, ông được cử sang làm việc tại Phnom Penh (Nam Vang) cho chính quyền Pháp.
Trong thời gian đó, ông bắt đầu để tâm đến đạo Phật. Ông theo học các pháp môn Tịnh độ và Mật tông, nhưng không thỏa mãn. Tình cờ ông gặp vị Phó Tăng Thống Cam Bốt, và được vị sư nầy giới thiệu một quyển sách tiếng Pháp, viết về Bát Chánh Đạo. Ông rất xúc động khi đọc những lời giảng rõ ràng trong quyển sách đó và quyết tâm hành trì theo truyền thống nầy. Ông học pháp hành thiền quán hơi thở (anapanasati) từ một vị tăng Cam Bốt tại chùa Unalom và đạt được mức thiền định rất cao. Ông tiếp tục hành trì theo pháp môn nầy và vài năm sau quyết định xuất gia, với pháp danh là Hộ Tông (Vansarakkhita) [3].

Vào năm 1940, khi được một người bạn thân, ông Nguyễn Văn Hiểu, và một số Phật Tử Việt thỉnh mời, Tỳ kheo Hộ Tông trở về Việt Nam và giúp thiết lập chùa Bửu Quang ở Gò Dưa, Thủ Đức. Đây là ngôi chùa đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Sau đó, Hòa Thượng Chuon Nath, vị Tăng Thống Phật Giáo Cam Bốt cùng với 30 vị tỳ kheo Cam Bốt đã đến ngôi chùa nầy để làm lễ kết giới Sima. Năm 1947 chùa bị quân Pháp tàn phá, và được trùng tu vào năm 1951 [4].

Tại chùa Bửu Quang, ngài Hộ Tông cùng với các vị tỳ kheo Việt khác, trước đó đã thọ giới và tu học tại Cam Bốt, như quý ngài Thiện Luật, Bửu Chơn, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tịnh Sự, Tối Thắng, Giác Quang, Ẩn Lâm, bắt đầu truyền giảng Phật Pháp bằng tiếng Việt. Ngài cũng phiên dịch nhiều kinh điển từ kinh tạng Pali, và từ đó, Phật Giáo Nguyên Thủy trở thành một trong những hoạt động của Phật Giáo Việt Nam.

Vào năm 1949-1950, ngài Hộ Tông cùng với ông Nguyễn Văn Hiểu và một số cư sĩ thiện tâm đứng ra xây dựng chùa Kỳ Viên tại Bàn Cờ, Quận Ba, Sài Gòn. Từ đó, Kỳ Viên Tự trở thành một trung tâm chính của các hoạt động Phật Giáo Nguyên Thủy, và càng ngày càng thu hút nhiều Phật tử. Năm 1957, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam chính thức được thành lập, và Tăng đoàn Nguyên Thủy đề cử ngài Hộ Tông làm vị Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội.
Trong thời kỳ đó, các hoạt động Phật sự được tăng cường với sự hiện diện của Hòa Thượng Narada đến từ Tích Lan. Ngài Narada đã từng đến Việt Nam vào thập niên 1930 và có mang nhiều nhánh cây bồ đề để trồng tại nhiều nơi trong toàn xứ. Trong những lần viếng thăm vào thập niên 1950 và 1960, ngài đã thu hút được nhiều Phật tử đến với truyền thống Nguyên Thủy, trong số đó có một nhà dịch giả nổi tiếng là ông Phạm Kim Khánh. Ông Khánh đã xin quy y Tam Bảo với ngài, với pháp danh là Sunanda. Ông đã từng dịch nhiều sách của ngài Narada, trong đó có quyển Đức Phật và Phật Pháp, Phật Giáo Tóm Lược, Kinh Tứ Niệm Xứ, Kinh Pháp Cú, Cẩm Nang Vi Diệu Pháp, Tứ Vô Lượng Tâm, Những Bước Thăng Trầm, v.v. [5]. Ông Khánh hiện đang ngụ tại Hoa Kỳ, dù đã trong tuổi 80, vẫn tích cực dịch thuật các sách Phật Pháp của các vị thiền sư nổi tiếng Thái Lan, Miến Điện và Tích Lan.

Từ Sài Gòn, đạo Phật Nguyên Thủy được truyền bá đến các tỉnh thành khắp miền nam và miền trung nước Việt và nhiều chùa được thiết lập. Theo thống kê năm 1997, có tất cả 64 chùa Nguyên Thủy, trong đó có 19 chùa tại Sài Gòn [6]. Ngoài chùa Bửu Quang và Kỳ Viên, còn có nhiều chùa nổi tiếng khác như chùa Bửu Long, Giác Quang, Phổ Minh, Tam Bảo (Đà Nẵng), Thiền Lâm và Huyền Không (Huế), và Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu.

Trong thập niên 1960 và 1970, nhiều vị tỳ kheo được gửi đi tu học nước ngoài, đông nhất là tại Thái Lan, và một vài vị khác tại Tích Lan và Ấn Độ. Chương trình tu học nầy được thiết lập trở lại trong những năm gần đây, và hiện có khoảng 20 vị đang tu học tại Miến Điện.

Trong lịch sử, có một sự liên hệ khắng khít giữa tăng đoàn Việt Nam và Cam Bốt. Cũng cần ghi nhận ở đây là vào năm 1979, sau khi nhóm Khơ-me Đỏ bị đánh đuổi ra khỏi Phnom Penh, Hòa Thượng Bửu Chơn và Giới Nghiêm cùng với một đoàn tỳ kheo Việt Nam đã đến thành phố này để tái truyền giới cho 7 vị tỳ kheo Cam Bốt và phục hồi Tăng đoàn Cam Bốt, vốn đã bị nhóm Khơ-me Đỏ tiêu diệt khi họ nắm quyền [7].

Kinh điển Phật Pháp bằng Việt ngữ được dịch ra từ 2 nguồn: Tam tạng Pali và Hán tạng A-hàm, cùng với nhiều kinh điển Đại Thừa khác. Từ thập niên 1980, một chương trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được thành lập và xúc tiến, với sự đóng góp của nhiều vị cao tăng học giả của Bắc tông lẫn Nam tông. Đến nay, 27 quyển kinh dịch từ 4 bộ Nikaya, do Hòa Thượng Minh Châu dịch, và 4 bộ A-hàm, do Hòa Thượng Trí Tịnh, Thiện Siêu, và Thanh Từ dịch, đã được phát hành. Công tác dịch thuật bộ Nikaya thứ 5 hiện đang được tiến hành. Thêm vào đó, toàn bộ 7 tập Vi Diệu Pháp (A tỳ đàm, Abhidhamma) do Hòa Thượng Tịnh Sự dịch cũng đã được phát hành, cùng với các bộ Kinh Pháp Cú, Mi-lan-đa vấn đạo, Thanh Tịnh Đạo, Thắng Pháp Tập Yếu Luận, và nhiều tác phẩm khác.

Tóm lại, mặc dù Phật Giáo Việt Nam chủ yếu là theo truyền thống Đại Thừa, truyền thống Nguyên Thủy cũng được công nhận và hiện nay có nhiều quan tâm đến các pháp hành thiền Nguyên Thủy, kinh điển Nikaya và A-hàm, và bộ Vi Diệu Pháp.

Vài nét về sự phát triển của Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam
Tỳ kheo Thiện Minh

I. TỪ LÚC THÀNH LẬP CHO ĐẾN NĂM 1975
Trong khoảng thời gian này, Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam thiết lập một nền tảng sinh hoạt có phong cách đặc thù so với truyền thống đạo Phật Việt Nam đương thời. Vì mới thiết lập nên các vị Tăng trong phái đoàn hoằng pháp của Hòa thượng Hộ Tông bận rộn đối phó nhiều vấn đề liên quan đến sự giao tiếp với các tôn giáo và các hệ phái Phật giáo cũng như quần chúng Phật tử.
Qua cả một quá trình phấn đấu liên tục, các vị Hòa thượng mới tổ chức được các buổi thuyết giảng Phật pháp đều đặn, trước tác và dịch thuật kinh điển để phổ biến trong quần chúng Phật tử về những điểm đặc thù của Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, các vị cũng tập hợp truyền giảng cho kiều bào ở Campuchia và có những liên hệ ngoại giao gặp gỡ các giới lãnh đạo Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới để được hỗ trợ trong công cuộc hoằng pháp tại Việt Nam.
Khi tình hình tạm ổn thì Pháp nạn xảy ra, chế độ Nhu Diệm đàn áp Phật giáo trong đó có Phật giáo Nguyên thủy nói riêng. Mặc dù Phật giáo Nguyên thủy trong giai đoạn đầu gặp vô vàn trở ngại nhưng nói chung, phát triển rất sôi nổi. Trong thời gian này, cả Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam lẫn Tổng hội Cư sĩ hoạt động rất có hiệu quả. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số hoạt động nổi bật của Phật giáo Nam tông Việt Nam trong ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam.


a. Về vấn đề xuất bản kinh sách
Xuất bản kinh sách là một công tác rất quan trọng trong việc hoằng pháp, để truyền bá tư tưởng Phật giáo, giúp quần chúng thông hiểu giáo pháp. Thấy được tầm quan trọng đó, phái đoàn hoằng pháp của Hòa thượng Hộ Tông đã thành lập Ban Phiên dịch kinh điển và cho ra mắt tạp chíÁNH SÁNG PHẬT PHÁP, xuất bản số đầu tiên tại Tổđình Sùng Phước ở Phnom Penh. Khi Phật giáo Nguyên thủy được vững mạnh ở Việt Nam, các vị vẫn liên tục trước tác, dịch thuật nhiều kinh điển từ nguồn Pàli và các sách từ các nguồn ở nước ngoài sang Việt ngữ.

Chính nhờ tạp chí Ánh sáng Phật pháp và các kinh điển dịch thuật, các sách trước tác trên đã gây ảnh hưởng rất lớn trong giới trí thức, sinh viên và Phật tử. Nhờ vậy, người Việt Nam dần dần quen với sinh hoạt và giáo lý Phật giáo Nguyên thủy. Từ đó, có nhiều vị cư sĩ nhờ đọc kinh điển và qua tạp chí, quyết định xuất gia tu học để truyền bá chánh pháp. Điểm hạn chế trong giai đoạn này là các vị tiền bối chưa khai thác đúng mức phần dịch thuật Tam tạng lẫn chú giải kinh điển hệ Pàli, có lẽ vì không đủ thời gian, và các vị chỉ muốn chọn những kinh điển cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu Phật tử trong giai đoạn đầu.

Trong giai đoạn này, có hơn 120 tác phẩm dịch thuật lẫn trước tác với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng thường xoay quanh vào ba thể loại chính: kinh tụng niệm, giáo lý căn bản và từ điển Pàli. Các tác giả, dịch giả tiêu biểu là chư vị Hòa thượng Hộ Tông, Bửu Chơn, Giới Nghiêm, Tịnh Sự, Hộ Giác, và các cư sĩ Huỳnh Văn Niệm, Trùng Quang, Hồ Đắc Thăng, Phạm Kim Khánh, v.v...

b. Gửi Tăng Ni đi du học


Từ khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được chính thức công nhận, vào năm 1957, các vị Hòa thượng có thêm điều kiện dễ dàng để hoạt động Phật sự trong nước và ngoài nước. Trong nước, Giáo hội tổ chức giới đàn Tỳ kheo, Sa di và Tu nữ để đào tạo Tăng tài cho thế hệ sau. Ngoài nước, Giáo hội liên hệ với các tổ chức Phật giáo Nam tông trên thế giới để xin học bổng, gửi chư Tăng Việt Nam đi du học. Sau đây là các vị được Giáo hội gửi đi du học: - Các Đại đức Kim Triệu, Dũng Chí, Pháp Nhẫn, Tâm Lực, Nguyệt Quang du học Ấn Độ; - Các Đại đức Kim Quang, Giác Minh, Tịnh Giác, Hộ Pháp, Tịnh Đức, Chơn Trí, Thiện Dũng, Trí Minh du học Thái Lan; - Các Đại đức Hộ Nhẫn, Sư cô Diệu Đáng du học Myanmar; - Các Đại đức Đức Minh, Giác Tuệ du học Pháp.

Như vậy có hơn 15 vị Đại đức được gửi du học ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Pháp và Sri Lanka. Những vị này có trình độ Phật học tương đối cao ở Việt Nam nên tiếp thu dễ dàng các kiến thức mới khi sang du học ở nước ngoài. Tất cả đều thành công và hoàn thành học vị theo nguyện vọng của Giáo hội. Điều đáng tiếc do hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời đó nên có vị học xong không muốn về nước, trái lại tiếp tục đi tu học tại những nước khác. Mặc dù vậy, các vị đó rất thành danh trong việc hoằng pháp ở xứ lạ như ở Pháp, Mỹ, Thái Lan. Còn những vị trở về nước thì kết hợp với các vị Hòa thượng tiền bối để hoằng pháp, giáo dục đào tạo thế hệ Tăng trẻ Việt Nam. Tuy nhiên các Phật sự này chỉ thành công tuyệt đối ở giai đoạn đầu, còn giai đoạn giữa và cuối thì thưa và mất dần. Lý do là vì chiến tranh liên tục diễn ra, một số các vị tu sĩ hoàn tục và thêm vào đó, những vị Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo Nam tông đột ngột viên tịch quá sớm.

c. Mở Phật học viện


Do nhu cầu Tăng chúng mỗi ngày một đông, và với nhiều vị đã tốt nghiệp tiến sĩ từ Ấn Độ về nước, Giáo hội nhận thấy đã đến lúc cần phải mở những Phật học viện để đào tạo thế hệ Tăng tài để kế thừa. Cho nên các Phật học viện Pháp Quang, Phật Bảo, Nam Tông và Nguyên Thủyđược thành lập. Giám đốc những Phật học viện trên đa phần là những vị đã tốt nghiệp tiến sĩ như các Đại đức Dũng Chí, Thiện Giới.

Về mặt tổ chức và chương trình giảng dạy trong các Phật học viện rất quy mô, theo hệ thống giáo dục các tổ chức Phật giáo Nam tông trên thế giới. Giáo sư giảng dạy là những vị tốt nghiệp tiến sĩ, tốt nghiệp ở Việt Nam và thỉnh thoảng thỉnh những vị giáo sư nước ngoài như ở Sri Lanka, Myanmar v.v... Nói chung, các Phật học viện hoạt động khả quan, đào tạo nhiều vị Tăng tài cho Giáo hội. Mặc dù chỉ tốt nghiệp trung đẳng Phật học, nhưng trên nền tảng đó, Giáo hội gửi sang Đại học Vạn Hạnh và du học nước ngoài để các vị tiếp tục con đường tu học.

d. Xây dựng chùa tháp


Trong việc truyền bá Phật pháp, xây dựng cơ sở hạ tầng chùa tháp là điều quan trọng, vì đó là cơ sở hoằng pháp và là điểm trú xứ của chư Tăng. Tuy nhiên trong thời gian đó, không có nhiều chùa tháp được xây dựng như ngày nay. Lý do là các vị Hòa thượng bận nhiều Phật sự của Giáo hội.

Trong số các chùa tháp được xây dựng, mặc dù lối kiến trúc chưa đạt đến trình độ như những nước xem Phật giáo Nam tông là quốc giáo, nhưng qua các chùa như Kỳ Viên, Pháp Quang, Tam Bảo, Thiền Lâm và Thích Ca Phật đài, chúng ta thấy được sự nỗ lực đáng trân trọng trong việc phát huy xây dựng chùa tháp ở Việt Nam của phái đoàn Hòa thượng Hộ Tông.

Công trình kiến tạo chùa tháp vĩ đại có tầm cỡ quốc gia là Thích Ca Phật đài. Người ta sẽ cảm nhận từ tháp, chùa, Phật cảnh và cổng tam quan có một lối kiến trúc rất độc đáo của Phật giáo Nguyên thủy nhưng tinh thần dân tộc tính không bị lãng quên. Hoàn thành năm 1963, có tiếng vang rất lớn trong các tôn giáo bạn. Từ cơ sở trên, ít nhiều cũng khẳng định được vị trí lớn mạnh của Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam.

e. Hoạt động trong Phật giáo quốc tế


Tuy Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam mới thành lập nhưng đã có một vị trí quan trọng trong Hội Phật giáo Thế giới. Hòa thượng Bửu Chơn đã từng là Cố vấn Hội Phật giáo Thế giới. Ngài và các vị cao tăng thỉnh thoảng được mời tham dự hội nghị Phật giáo thế giới tại Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, v.v...

Giáo hội thường xuyên liên lạc thư từ với các tôn giáo bạn tại các quốc gia trên khắp thế giới như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Singapore, v.v... , đã được phúc đáp thư từ hoặc gửi biếu kinh sách như hội ở Sri Lanka (Buddhist Publication Society), hội ở Đài Loan (Bodhi Drum Publication), v.v... Nhờ vậy nên chư Tăng Việt Nam có rất nhiều cơ hội được tặng học bổng để du học tại các nước Phật giáo Nam tông trên thế giới.

Điều đáng ghi nhận ở đây là Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam là một thành viên chính trong buổi lễ bế mạc kỳ Kết tập kinh điển lần thứ VI tại Myanmar.

f. Hoạt động từ thiện xã hội

Về phương diện hoạt động từ thiện, Phật giáo Nguyên thủy có phần giới hạn so với các hệ phái khác. Chư Tăng chú trọng đến phần tu tập nhiều hơn công tác xã hội. Tuy Giáo hội Tăng già không trực tiếp hoạt động từ thiện xã hội, nhưng lúc nào cũng động viên và cố vấn Tổng hội Cư sĩ Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam thực hiện mạnh mẽ phong trào phụng sự xã hội. Theo bản tường trình công tác do Giáo hội đã thực hiện từ ngày 1-1-1968 đến ngày 31-12-1969 thì về phần hoạt động xã hội, trong những ngày biến cố Tết Mậu Thân, Giáo hội tổ chức các cuộc lạc quyên nội bộ để cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến tranh tại khắp các nơi như sau:

Đợt I tại Sài Gòn: Cứu trợ nạn nhân chiến tranh tại khu chợ Bàn Cờ, Sài Gòn và Trung tâm tị nạn An Dưỡng Địa, số tiền là 42.828 đồng, tặng phẩm 43 hộp thuốc chích ngừa dịch tả, 178 lọ Péniciline, 1000 viên Nivaquine, 1kg thuốc Aspérine, 8 lít Alcool, 5 hộp Pommade, 20 chai Teinture d' Iode, và một tấn gạo.
Đợt II, tại Sài Gòn: Ủy lạo bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Tổng y viện Cộng Hòa, khu phố bị trúngđạn tại đường Bùi Viện, Sài Gòn, ấp Phú Trung II thuộc Phú Thọ Hòa, 13 chùa tại Sài Gòn và GiaĐịnh. Tổng cộng số tiền là 230.330 đồng. Tặng phẩm gồm có đường, sữa, dầu, bánh mì, thuốc, gạo.
Đợt I tại Huế: Cứu trợ đồng bào nghèo ở Huế. Số tiền 115.778 đồng. Tặng phẩm gồm gạo, sữa, dầu hôi, muối v.v...
Đợt II tại Huế: Cứu trợ đồng bào nghèo ở Huế. Số tiền là 206.900 đồng. Tặng phẩm gồm gạo, chiếu, sữa, quần áo v.v...
Đợt III tại Huế: Cứu trợ đồng bào nghèo ở Huế. Số tiền 12.270 đồng và nhiều tặng phẩm.

Qua bản báo cáo trên, chúng ta thấy vấn đề hoạt động từ thiện của Phật giáo Nguyên thủy và Tổng hội Cư sĩ vẫn thể hiện tấm lòng "lá lành đùm lá rách" khi đất nước và người Việt gặp những khó khăn do chiến tranh hoặc bị thiên tai.

g. Hoằng pháp

Đức Phật dạy bậc xuất gia có hai bổn phận phải làm: học pháp và hành pháp. Từ hai nền tảng căn bản, chư Tăng đem giáo lý của Đức Phật giảng dạy cho hàng cư sĩ tại gia áp dụng tu tập và hành trì. Vì thế công việc hoằng pháp là một yêu cầu rất hệ trọng đối với chư Tăng Phật giáo Nam tông. Phật tử hiểu đuợc Phật pháp thì thực hành mới có kết quả và mới bảo tồn đuợc Chánh pháp. Do đó trong thời kỳ sơ khai của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, các vị Hòa thượng trong phái đoàn truyền giáo của ngài Hộ Tông phát huy cực mạnh công tác hoằng pháp độ sinh.
Trong giai đoạn đầu chỉ có khoảng bốn hoặc năm trung tâm hoằng pháp, đa số đều ở ngoại ô Sài Gòn - Gia Định, chỉ có trụ sở Kỳ Viên tự là trung tâm Sài Gòn. Điều đó ít nhiều cũng hạn chế việc phổ biến giáo lý Nguyên thủy. Tuy nhiên chủ truơng của quý Hòa thượng là trong bất cứ cuộc lễ lớn hoặc nhỏ, như lễ giỗ, cầu an, cầu siêu, trai tăng, hai ngày sám hối 14 và 30 trong tháng, đều có tổ chức chương trình thuyết pháp. Các Pháp sư trong giai đoạn này gồm có: Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Huệ Nghiêm, Hòa thượng Hộ Tông, Thượng tọa Giới Nghiêm, Thượng tọa Hộ Giác, Thượng tọa Thông Kham v.v...

Tại Bửu Quang tự, Hòa thượng Thiện Luật, Bửu Chơn và Hộ Tông là những vị pháp sư đầu tiên thuyết pháp giảng đạo để gây lòng tin trong một số Phật tử nòng cốtđể phát triển Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam. Những nguời Phật tử đó là các ông Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, hội đồng Hườn, xã trưởng Bùi Văn Hứa, ông Quyên, ông Cầm, ông Mum, ông Phước, ông Minh, ông Ngưu, ông Nhân, ông Núi, ông Tâm, ông Tịnh, Tám Vĩnh, Bảy Quyền, phó huơng quản Sách, ông Hai Ta. Về tín nữ có bà Cả, bà Tích, chị Ba, cô Tư thợ may, bà Bảy Thao, bà Năm Nhiều, bà Tư Ốm, bà Ba v.v...

Tại Kỳ Viên tự, các vị Hòa thượng trong phái đoàn hoằng pháp của Hòa thượng Hộ Tông thường xuyên thuyết giảng Phật pháp vào những ngày sám hối (14 và 30 âm lịch). Cụ thể và thường xuyên nhất là Pháp sư Thông Kham. Những bài giảng của pháp sư vừa thực tế vừa chuyển tải nội dung giáo lý được diễn đạt rất mới mẻ, trích từ Tam tạng Pàli, nên lôi cuốn rất nhiều Phật tửđến quy y Tam bảo theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy.
Thêm vào đó, trong những đạo tràng của Phật giáo Bắc truyền, Thượng tọa Pháp sư Hộ Giác cũng thườngđược thỉnh giảng kinh điển Nguyên thủy cho Phật tử. Mỗi buổi giảng của Thượng tọa giúp cho hàng Phật tử tại gia hiểu thêm về kinh điển truyền thống Nguyên thủy củaĐức Phật vốn đã bị mờ nhạt tại quê hương Việt Nam dưới nền giáo lý Đại thừa Bắc tông đã có mặt hàng ngàn năm lịch sử. Không chỉ hàng cư sĩ tại gia mà còn cả hàng xuất gia nữa đã ý thức tầm quan trọng của kinh điển Nguyên thủy.

Tại trung tâm hoằng pháp Tam Bảo tự (Đà Nẵng), các Hòa thượng Thiện Luật, Bửu Chơn và Giới Nghiêm thuyết giảng Phật pháp đến các giới Phật tử rất thành công. Trung tâm này đã thu hút giới Phật tử đến quy y và xuất gia theo Phật giáo Nguyên thủy rất đông. Từ nền tảng đó, nhiều ngôi chùa ở các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Nam, Bình Định, Nha Trang, Đà Lạt được thành lập và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

II. TỪ 1975 ĐẾN NAY (2003)
Sau năm 1975, tình hình đất nước gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, do đó Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng chung. Tất nhiên quốc gia nào cũng vậy, sau chiến tranh thì phải hàn gắn lại những gì bị đổ nát, muốn khôi phục lại phải có một thời gian tương đối nào đó. Nước ta mất hơn 15 năm để phục hưng lại những gì mà chiến tranh gây ra. Trước những thử thách to lớn đó, nước Việt Nam và con người Việt Nam vẫn kiên trì, nhẫn nại, phấn đấu, nỗ lực trong khả năng những gì mình đã có để khắc phục lại những khó khăn trên.

Khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, có thể nói các hoạt động trong nhiều lĩnh vực của cộng đồng Phật giáo rất khiêm tốn trong khuôn khổ của Nhà nước cho phép. Gần đây, Nhà nước đã có nhiều đổi mới về nhiều lĩnh vực nên Phật giáo cũng khởi sắc theo, trong đó có Phật giáo Nam tông.

a. Xuất bản kinh sách
Trong 10 năm đầu sau khi thống nhất đất nước, kinh sách Phật giáo được xuất bản rất ít, chỉ có đôi ba tác phẩm được xuất bản với giấy in có chất lượng rất xấu trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế. Các sách của những tôn giáo bạn, các sách giáo dục phổ thông, v.v... đều chịu chung ảnh hưởng đó. Thêm vào đó, kinh sách Phật giáo Nam tông lại rất hiếm, dù rằng giáo lý rất thực dụng trong quần chúng. Hiếm là vì nhiều kinh điển chưa được dịch sang tiếng Việt và chưa có nhân sự chính thức để dịch Tam tạng lẫn chú giải từ nguồn Pàli tạng.

Điều đáng mừng là tạng Kinh tạng Nikaya (Sutta Pitaka)đã được Hòa thượng Thích Minh Châu tiếp tục chuyển ngữ và được ấn hành. Dư luận trong giới Phật giáo và quần chúng Phật tử rất hoan hỷ đón nhận. Trước đây, chư Tăng Ni và Phật tử Bắc tông muốn tìm hiểu Kinh tạng Nam tông thì lại không có tư liệu đầy đủ. Cho nên tạng kinh Nam tông ra đời giúp cho bộ phái Bắc tông và Nam tông có sự hiểu biết và thông cảm cho nhau.

Đồng thời theo chiều hướng phát triển tốt của tạng kinh, Hòa thượng Siêu Việt kết hợp với các đệ tử của ngài Hòa thượng Tịnh Sự thành lập Ban Tu thư tạng Luận tại chùa Nam Tông, huyện Bình Chánh, để biên tập các dịch phẩm của Hòa thượng Tịnh Sự. Mặc dù công tácđó chưa hoàn tất trọn vẹn, trên căn bản đó đến nay Thượng tọa Giác Chánh, Đại đức Giác Giới và cư sĩ Định Tri đã sửa chữa, in ấn gần hoàn tất 7 bộ A Tỳ Đàm Pàli (Vi Diệu Pháp, Abhidhamma Pitaka), với hơn 15 cuốn.
Thêm vào đó, Thượng tọa Tăng Định và Đại đức Thiện Minh ở chùa Kỳ Viên; Thượng tọa Giác Chánh, Đại đức Giác Giới, Đại đức Giác Nguyên ở chùa Siêu Lý; Thượng tọa Viên Minh và Thượng tọa Hộ Pháp ở chùa Bửu Long; Thượng tọa Giới Đức và Thượng tọa Pháp Tông ở chùa Huyền Không; Đại đức Minh Huệ ở chùa Phước Hộ; Thượng tọa Hộ Chơn ở chùa Bửu Thắng, đã trước tác và dịch thuật hơn 50 tác phẩm, gồm nhiều thể loại khác nhau: thơ, truyện ngắn, hành thiền, giáo lý căn bản, chú giải kinh Pháp Cú, giảng giải Vi Diệu Pháp v.v... cung cấp cho giới Phật giáo và đồng bào Phật tử thêm nhiều tư liệu kinh sách tiếng Việt để tham khảo và học tập.

b. Gửi Tăng Ni đi du học


Phong trào du học của chư Tăng Nam tông rất khả quan trước 1975. Tuy nhiên sau khi đất nước giải phóng, do tình hình chung, nhiều tu sĩ không được đi du học. Thay vàođó, chư Tăng tham gia những khóa học trong nước như trường cơ bản, trường cao cấp Phật học hoặc tham dự các khóa giảng sư do Ban Hoằng pháp GHPGVN tổ chức. Tuy không được xuất dương du học nhưng nhờ học như vậy nên Tăng sĩ ở Việt Nam có một trình độ Phật học căn bản rất tốt.

Năm 1994, nhân dịp Hòa thượng Thích Minh Châu tham dự Đại hội Phật Giáo châu Á vì Hòa bình (ABCP), Giáo hội Tăng già Sri Lanka tặng Hòa thượng hai suất học bổng cho Tăng sinh Nam tông được du học tại đất nước này. Trường Cao cấp Phật học Việt Nam và Phật giáo Nam tông chọn Đại đức Bửu Hiền và Đại đức Hộ Phạm lênđường sang Sri Lanka du học. Sự du học của hai Đại đức làđánh dấu đầu tiên của những Tăng sĩ Nam tông được du học sau năm 1975.

Tiếp theo chiều hướng tốt đẹp đó và tình hình đất nước mở cửa kinh tế, nhiều Tăng Ni Phật giáo Nam tông lần lượtđược GHPGVN và chính phủ Việt Nam cấp phép lênđường du học ở Ấn Độ, Thái Lan và Myanmar.
Nói chung phong trào du học sau năm 1975 không thua kém gì trước đó, trái lại số lượng tốt nghiệp cao học tăng nhiều hơn. Điều đáng chú ý là trong số lượng du học sau này, có thêm đội ngũ Ni giới giúp cho các hoạt động hoằng pháp của Nam tông thêm phần khởi sắc.
c. Mở Phật học viện
Đa số chư Tăng Nam tông có khả năng đều tham dự những khóa học của trường cao cấp Phật học hoặc truờng cơ bản của GHPGVN, vì đây là hệ thống giáo dục chung của Giáo hội. Hệ thống giáo dục này đào tạo cả hai hệ tư tưởng Nam truyền và Bắc truyền. Chương trình giáo dục này có điểm không phù hợp cho giới Tăng sĩ Nam tông. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Giáo hội chưa mở một phân khoa Phật học riêng cho Phật giáo Nam tông, vì số Tăng sĩ còn quá ít và cũng chưa có vị cao tăng nào đủ pháp lý, học vị để chịu trách nhiệm tổ chức phần giáo dục này.

d. Xây dựng chùa tháp

Chùa tháp kiến tạo thêm thì ít, trong lúc đó, chính quyền địa phương lại mượn một số chùa, tịnh xá làm cơ sở công ích. Lý do là Giáo hội không đủ nhân sự trực tiếp quản lý các chùa đó. Thí dụ như các chùa Huệ Quang (Bình Định), chùa Như Ý (Nha Trang), chùa Bửu Sơn (Đà Lạt), chùa Pháp Quân (Tùng Nghĩa), chùa Bồ Đề (Vũng Tàu), Thích Ca Phật đài (Vũng Tàu), Phước Hải (Tiền Giang), Tam Bảo (Phan Thiết) v.v... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ số Tăng sĩ gia tăng và chính sách Nhà nước đổi mới nên có một số chùa được trả lại cho Giáo hội để hoạt động Phật sự, như Thích Ca Phật đài, Phước Hải, Tam Bảo.
Hưởng ứng theo chủ trương của Nhà nước, các Thượng tọa Tâm Hỷ, Giác Chánh, Thiện Pháp và các vịĐại đức Bửu Chánh, Chánh Định, Chánh Tâm, Minh Huệ, Chơn Thiện, Trí Đức, Tuệ Quyền tham gia thực hiện chương trình khai phá vùng kinh tế mới ở Long Thành, đồng thời các vị cũng mở mang thêm chùa tháp ở các vùng trong tỉnh Đồng Nai, như các chùa Thiền Quang I, Thiền Quang II, Quảng Nghiêm, Tam Phước, Ngọc Đạt, Y Sơn, Phước Hộ, Cồ Đàm, Bửu Đức, Linh Phú, Từ Thiện, Thái Hòa, Quang Minh, Phước Huệ. Tuy những ngôi chùa này không hoạt động mạnh mẽ như những chùa Nam tông ở thành phố nhưng đó là một dấu ấn thành công lớn của các vị Tỳ kheo đã tích cực hoạt động phụng sự giáo pháp. Đồng thời Thượng tọa Viên Minh cũng mở thêm Thiền viện Viên Không ở Bà Rịa-Vũng Tàu với ý định thành lập một làng Thiền của Phật giáo Nam tông.

Trong điều kiện kinh tế thuận lợi, gần đây, một số chùa được trùng tu như chùa Bửu Long, chùa Bửu Thắng, chùa Pháp Quang, chùa Siêu Lý rất khang trang, rộng rãi, tiện lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử trong những ngày lễ lớn.
e. Hoạt động trong Phật giáo quốc tế
Kể từ năm 1981, khi thống nhất Giáo hội thì Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam trở thành một thành viên của GHPGVN. Lại nữa sau năm 1975, trong tình hình chung của đất nước nên việc ngoại giao với Phật giáo Nam tông của các quốc gia bạn bị giới hạn.
Hòa thượng Siêu Việt, Thượng tọa Thiện Tâm, Thượng tọa Hộ Pháp và Thượng tọa Tăng Định, Thượng tọa Bửu Chánh, Thuợng tọa Minh Giác, Đại đức Thiện Minh, Đại đức Thiện Hạnh, Đại đức Pháp Chất đều có tham gia hoạt động trong Ban Phật giáo Quốc tế, nhưng việc hoạt động này mang tính chất chung trong ngôi nhà GHPGVN.

Năm 1997, Hòa thượng Siêu Việt và Thượng tọa Thiện Tâm tổ chức tiếp đón phái đoàn Phật giáo Campuchia do Hòa thượng Um Sum làm trưởng đoàn. Sự viếng thăm Việt Nam của phái đoàn Phật giáo Campuchia với chủ ý làđể cám ơn Nhà nước Việt Nam và Phật giáo Nam tông Việt Nam đã giúp đỡ phục hồi Phật giáo Campuchia sau nạn diệt chủng của Khmer đỏ.
Khoảng năm 1990, do tình hình đất nước mở cửa, Thượng tọa Hộ Pháp liên lạc với các trường Phật giáo Nam tông trên thế giới để gửi Tăng sinh Nam tông du học. Kết quả là có 8 vị được sang Myanmar và 2 vị sang Thái Lan tu học. Cũng trong thập niên này Thượng tọa Thiện Tâm và phái đoàn GHPGVN sang Đài Loan và Thái Lan dự các hội nghị Phật giáo quốc tế.
Song song với chiều hướng đổi mới đó, Thượng tọa Tăng Định được gửi sang Myanmar nghiên cứu các pháp hành thiền và gặp gỡ nhiều vị Đại thiền sư để học pháp, nhằm mục đích khi về nước xiển dương pháp hành Tứ niệm xứ cho các Phật tử trong nước. Sự có mặt của Thượng tọa Tăng Định ở Myanmar đã làm cho các vị thiền sư rất hoan hỷ khi biết Phật giáo Nam tông Việt Nam đang phát huy pháp hành thiền tuệ. Các ngài hứa nếu đủ duyên sẽ sang Việt Nam hướng dẫn thêm những khóa tu đặc biệt cho các Phật tử tu theo pháp môn này.
Trong năm 2000, Đại đức Thiện Minh đã sang Trung tâm Phật giáo Amaravati, Anh quốc, nhập hạ và tu học. Đây là một trung tâm nổi tiếng ở đất nước này. Trung tâm Phật giáo Amaravati hiện nay là trụ sở của Giáo hội Tăng già Anh quốc.

f. Hoạt động từ thiện xã hội
So với các tông phái khác, hoạt động từ thiện xã hội của hệ phái Nam tông tương đối khiêm nhuờng. Tuy vậy, hệ phái Nam tông cũng đã tích cực đóng góp cứu trợ sau những trận thiên tai ở miền Trung hoặc miền Tây Nam Bộ.
Các Thượng tọa Viên Minh, Thiện Pháp, Giới Đức, Pháp Tông, Tuệ Tâm, Pháp Cao, Tăng Định, Chánh Niệm, Pháp Chất, và các Đại đức Chánh Định, Tuệ Quyền, Thiện Đạt, Thiện Minh... cùng chư Tăng và Phật tử hệ phái sẵn sàng vận động đồng bào Phật tử trong hoặc ngoài nước để kịp thời cứu trợ khi có thiên tai xảy ra. Thống kê của Phật giáo Nam tông cho biết, trong năm 1999 và năm 2000, hệ phái đã cứu trợ đồng bào ở miền Trung và sáu tỉnh miền Tây bị thiên tai gần một tỷ đồng, gồm có tiền mặt và quà biếu như đường, nước tương, gạo, quần áo. Năm 2002, chùa Kỳ Viên đi cứu trợ các tỉnh miền Tây khoảng 8 chuyến, mỗi chuyến trị giá khoảng 30.000.000 đồng. Đồng thời trong năm này, Tăng Ni Phật tử chùa Kỳ Viên và Phật tử hải ngoại tài trợ chuơng trình "Đem lại ánh sáng cho nguời mù nghèo", cụ thể là mổ cườm 100 ca, mỗi ca trị giá 500.000 đồng, v.v...
g. Hoằng pháp
Trong những năm đầu sau ngày đất nước thống nhất (1975), nhà nước và nhân dân cùng nhau xây dựng xứ sở trong bối cảnh mới đầy khó khăn. Do đó việc hoằng pháp của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nguyên thủy nói riêng cũng bị giới hạn. Mặc dù vậy, trong những cuộc lễ lớn hoặc nhỏ chư Tăng vẫn đều duy trì thời thuyết giảng Phật pháp cho hàng tại gia. Đặc biệt nhất là những ngày lễ Dâng y, mỗi chùa tổ chức một ngày trong mùa Dâng y (16 tháng 9 âm lịch đến 15 tháng 10 âm lịch) đều có chương trình thuyết pháp.
Bên cạnh đó, những chùa nào có đủ điều kiện đều tổ chức thuyết pháp sám hối lệ hàng tháng (một tháng có hai kỳ)để tạo điều kiện cho Phật tử học tập giáo lý và gìn giữ truyền thống. Điển hình là các chùa Pháp Quang, Phổ Minh, Từ Quang, Giác Quang, Nam Tông, Siêu Lý, Trúc Lâm, Bửu Thắng, Phật Bảo, Thiền Quang 1 (Long Thành), Phước Hải (Vũng Tàu), Pháp Bảo (Mỹ Tho), Siêu Lý (Vĩnh Long), Tam Bảo, Thiền Đường (Bình Phước), Bửu Long, Huyền Không v.v...
Tóm lại, trước và sau 1975, công tác hoằng pháp của Phật giáo Nam tông đã khá thành công và đã để lại nhiều thành quả đáng kể.
Tài liệu tham khảo

- Nguyễn Tối Thiện, Lịch sử truyền bá Phật giáo Nguyên thủy, xuất bản 1990.
- Nguyễn Văn Sáu, Lịch sử Phật giáo Nam tông Việt Nam, ấn hành 1987.
- Các công văn của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy VN.

Trích: Nguyệt san Giác Ngộ, số 88, 07-2003
 
Copyright © 2014 Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada